Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không? Tiêm thuốc tránh thai là một trong những biện pháp ngừa thai được nhiều người lựa chọn vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, không ít trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc, trong đó có vấn đề về chu kỳ kinh nguyệt. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này và cung cấp những thông tin hữu ích để bạn đọc tham khảo.
Hiện nay, có nhiều phương pháp ngừa thai dành cho phụ nữ, chẳng hạn như cấy que tránh thai, đặt vòng tránh thai, thuốc ngừa thai… Trong đó, thuốc tiêm tránh thai là một biện pháp phổ biến vì sự tiện lợi và hiệu quả của nó. Vậy, tiêm thuốc tránh thai là như thế nào?
Thuốc tiêm tránh thai là một loại thuốc chứa hormone Progestin được tiêm vào cơ thể của phụ nữ để ngăn chặn quá trình thụ tinh, từ đó giảm thiểu khả năng mang thai ngoài ý muốn. Liệu sau khi tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?
Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trước hết bạn đọc cần hiểu về cơ chế dược động học của thuốc tiêm tránh thai đối với kinh nguyệt.
Cụ thể, thuốc tiêm ngừa thai là một biện pháp phòng tránh thai bằng hormone. Do đó, biện pháp này có thể làm rối loạn, biến đổi chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới. Đây cũng được xem là một tác dụng đặc trưng của việc tiêm thuốc ngừa thai.
Tiêm thuốc tránh thai có kinh nguyệt không?
Sau khi sử dụng thuốc tránh thai qua đường tiêm, chu kỳ kinh nguyệt có thể đều đặn hơn trước, hoặc có trường hợp dài hơn hoặc bất thường.
Thậm chí, không có kinh trong thời gian dài (khoảng hơn 50% nữ giới bị mất kinh sau khi tiêm thuốc tránh thai) nhưng điều này có khả năng vô hại.
Nguyên nhân là do trong thuốc có chứa một hàm lượng hormone Progestin. Nếu nồng độ hormone này cao hơn so với estrogen, thì lớp niêm mạc của tử cung sẽ rất khó phát triển như bình thường, không thể dày lên và bong ra.
Vì vậy mới xảy ra hiện tượng kinh nguyệt bị rối loạn hoặc vô kinh. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là tình trạng phổ biến khi tiêm thuốc trong vòng 6 – 12 tháng đầu tiên.
Một vài tác dụng phụ khác khi tiêm thuốc tránh thai
Như đã chia sẻ, thuốc tránh thai khi tiêm chỉ có tác dụng trong vòng 3 tháng. Ngay khi vừa ngưng thuốc thì vẫn còn lại một hàm lượng hormone rất nhỏ có thể gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, cơ thể cần khoảng một vài tháng để cân bằng nồng độ hormone và kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
Dù kinh nguyệt chưa ổn định thì chị em vẫn có khả năng mang thai ngoài ý muốn, vì vậy bác sĩ khuyến cáo nên sử dụng bao cao su hoặc biện pháp tránh thai khác khi quan hệ. Hơn nữa, bao cao su còn giúp chị em phòng tránh các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục một cách hiệu quả.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tác dụng phụ của thuốc tiêm ngừa thai, cũng như những vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt khi sử dụng phương pháp này. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt chị em sẽ bị ra máu đều đặn mỗi tháng một lần, điều này là hoàn toàn bình thường. Tuy...
Ngứa vùng kín được xem là một trong những dấu hiệu thường gặp phải ở các chị em phụ nữ, tuy nhiên, nếu chỉ dựa...
Một người có chu kỳ kinh ổn định khi kỳ kinh nằm trong khoảng 28 – 35 ngày, số ngày hành kinh kéo dài từ 3 – 7 ngày,...
Khám phụ khoa Hải Phòng, đâu là địa chỉ uy tín? Đây là băn khoăn, thắc mắc của nhiều chị em khi muốn kiểm tra sức...
Được xây dựng với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe người dân, Phòng Khám Đa Khoa Phượng Đỏ được giới chuyên gia đánh...